Tình trạng phân loại và xử lý rác thải tại Nhật Bản
- Posted by Nguyễn Ngọc Hà
- Categories Tin tức
- Date Tháng mười 14, 2024
- Comments 0 comment
- Tags
Mọi người biết đến Nhật Bản không những là một cường quốc có nền kinh tế hùng mạnh mà còn là một quốc gia đi tiên phong trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Vậy tình trạng phân loại và xử lý rác thải tại Nhật Bản thì được xử lý như thế nào?
Trung bình theo thống kê mỗi năm một người Nhật Bản có thể thải ra khoảng 365kg rác. Với điều kiện thiên nhiên tương đối hạn hẹp, Nhật Bản không có đủ diện tích để chôn lấp rác thải và chính vì thế mà chính phủ Nhật Bản đã phải tìm ra những biện pháp tối ưu nhất giải quyết vấn đề này. Và kết quả mang lại đã khiến Nhật Bản trở thành nước đi đầu về quản lý rác thải trên toàn cầu.
Chính phủ xác định rằng việc trước tiên cần làm không phải là đầu tư xây dựng những nhà máy xử lí chất thải hiện đại mà chính là làm sao để người dân có ý thức giữ gìn môi trường. Điều đó đã mang lại hiệu quả tích cực và rõ nét khi từ người lớn đến trẻ nhỏ đều có ý thức phân loại rác thải và bảo vệ môi trường.
Quy định đổ rác - Phân loại và xử lý rác thải tại Nhật Bản
Phải thu gom rác đúng thời gian trong ngày thu gom rác đã được quy định và phải bỏ đúng nơi quy định.
Chú ý:
Phải chia đúng loại rác và dùng đúng màu túi đựng rác đã qui định (tuỳ loại rác có quy định màu túi khác nhau).
Tuyệt đối không bỏ rác ở hiên nhà, lối thoát hiểm, lối đi lại ở hành lang, không vứt rác ra ngoài cửa sổ.
Lịch đổ rác phải liên hệ với chính quyền nơi chúng ta cư trú để biết.
Túi rác có thể mua tại siêu thị, cửa hàng 100 Yên. ..
Rác được phân ra làm 3 loại như sau:
Rác có thể cháy(燃(も)えるごみ)
Rác nhà bếp (các món ăn, cơm thừa, vỏ cà phê, bã chè, vỏ bánh, rau thừa. ..), tàn thuốc lá, giấy vụn, nhựa sử dụng một lần, que gỗ dùng xiên nướng, túi giấy, rác, lá khô, . ..
Những điều cần lưu ý:
Đối với rác nhà bếp phải được vắt ráo nước trước khi bỏ vô sọt rác, trước khi đem vứt phải bọc kín bằng giấy báo thật sạch. Khi vứt, nếu khu vực vứt rác có tấm lưới thì bạn cần đặt tấm lưới đó lên túi rác để tránh con Quạ cắn rách túi rất bẩn. (Ở Nhật có nhiều Gián).
Sau khi bỏ rác thải vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl thì buộc miệng bao kín lại trước khi đem vứt bỏ.
Gỗ vụn, cành cây trong vườn phải được cắt ngắn cỡ 50cm, dùng dây bó chặt trước khi bỏ cây.
Rác không cháy được (燃(も)えないごみ)
Sản phẩm làm bằng nhựa cứng (chai dầu gội đầu, lọ đựng mỹ phẩm, đồ chơi. ..) sản phẩm bằng nhựa mềm, nhựa vinyl, nhựa ni lông, nhựa dẻo, da các loại (giày thể thao, giày gót cao, sandal. ..). …
Những điều cần lưu ý:
Rác không cháy trước khi vử cần được phải cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl
Những rác lớn hơn không thể bỏ vào bao tải được thì không cần bỏ vào túi.
Lọ bình xịt có thể gây nguy cơ phát nổ, cần phải cho xì ra hết khí bên trong trước khi bỏ ra để tránh gây phát cháy nổ
Rác tài nguyên
Giấy các loại (giấy báo, tờ rơi quảng cáo, giấy báo gói hàng, hộp đựng quần áo, hộp đựng giầy dép, hộp xốp, thùng bìa carton. ..) quần áo (quần áo, vải vụn cũ) lon nhựa, . ..
Những điều cần lưu ý:
– Giấy báo theo loại, áo quần cũ (giặt sạch) cũng phải xếp theo loại, cột lại theo hình chữ thập mới đem bỏ rác. (lưu ý phải phơi thật ráo, không được phơi ướt).
– Chai và lon, vỏ hộp sữa bằng giấy phải súc rửa, vắt ráo nước trước khi vứt rác. Đối với vỏ hộp sữa bằng giấy gấp vuông vức thì xếp cột lại (tốt nhất nên cắt ra vứt vô rác nhà bếp cũng được).
Một số loại rác khác:
Rác cồng kềnh (粗大 (そだい) ごみ): Rác lớn cồng kềnh là những vật dụng có kích cỡ khoảng trên 1m2 bao gồm: Đồ nội thất các loại (bàn gỗ, ghế gỗ, tủ treo đồ, bàn kính trang điểm, sofa, thảm cao cấp các loại, thảm thông thường các loại, tấm đệm. ..), rèm các loại.
Những điều cần lưu ý:
Khi mua cửa kính các loại. .. bạn có thể yêu cầu người bán hàng thanh lý đồ cũ.
Đồ gỗ có thể cắt nhỏ thành những miếng có mỗi cạnh dưới 50cm, cuộn lại và bỏ ra vài ngày rác đốt được.
Trước khi vứt bỏ bạn phải gọi điện thoại, hoặc tìm đến chính quyền địa phương nơi đang sinh sống để mua tem dán vào các đồ vật.
Rác thu gom (収集(しゅうしゅう)ごみ)
Đồ điện tử, đồ gia dụng như: tivi, máy giặt, tủ lạnh, dàn âm thanh stereo, lò vi sóng, bếp gas, chăn nệm, chiếu tatami, lốp xe máy, dầu phế thải. .. Khi muốn bán bạn liên hệ theo số điện thoại thu gom, bạn sẽ được hẹn ngày đến lấy và trả phí thu gom.
Trên đây là hiện trạng phân loại và xử lý rác thải tại Nhật Bản, mọi người có thể đọc và phân loại rác theo đúng cách nhé!
Tìm hiểu tiếng Nhật cùng Đông Du Hà Nội
Xin chào các bạn!
Mình là Nguyễn Ngọc Hà, 32 tuổi. Mình là chuyên viên tư vấn du học Nhật Bản, mình có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản và đưa du học sinh sang Nhật.
Mình may mắn được có kinh nghiệm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hơn 5 năm, mình rất sẵn lòng chia sẻ kiến thức du học và kinh nghiệm du học Nhật Bản đến với các bạn trong bài viết này!