Cách ứng phó khi xảy ra động đất ở Nhật
- Posted by Nguyễn Ngọc Hà
- Categories Tin tức
- Date Tháng mười 14, 2023
- Comments 0 comment
- Tags
Động đất là hiện tượng thiên tai thường xảy ra ở Nhật Bản. Trung bình mỗi năm ở Nhật Bản phải hứng chịu khoảng 126.000 trận động đất, nhìn chung thì động đất xảy ra ở Nhật Bản thường xuyên, người dân nơi đây cũng không còn bất ngờ hay sợ hãi trước thiên tai này. Nhiều trận động đất nhỏ xảy ra nhưng người dân còn không để ý vì quá quen thuộc.
Đối với đất nước xảy ra nhiều động đất như vậy nên trau dồi cho mình những kĩ năng ứng phó khi xảy ra. Bài viết dưới dây sẽ nêu cho các bạn một số cách ứng phó khi xảy ra đông đất ở Nhật Bản, các bạn tham khảo nhé!
Dấu hiệu nhận biết động đất và cách ứng phó khi xảy ra động đất
Dấu hiệu nhận biết
Trên thực tế đây là hiện tượng tự nhiên nên chúng ta không thể đoán trước được là khi nào sẽ có động đấy và xảy ra ở đâu. Nhưng cũng sẽ có một vài dấy hiệu nhận biết mà các chuyên gia đưa ra:
– Quan sát hành động của chó, mèo, …xem chúng có hiện tượng lạ nào không, bởi khi có sự chuyển động của lớp đất đá trước khi động đất xảy ra sẽ tạo ra một loại sóng điện mà động vật có thể hiểu được, chúng sẽ cảm nhận được những dư chấn nhỏ này trước con người.
Cách ứng phó khi xảy ra động đất
Trau dồi kỹ năng thiết yếu
Đa phần ở Nhật nơi hay xảy ra động đất sẽ có các lớp đào tạo kỹ năng đối phó với những trường hợp khẩn cấp và phòng tránh thiên tai.
Đối với học sinh ở các trường các cấp ở Nhật Bản cần phải tham gia các lớp lập kế hoạch đối phó với động đất mà nhà trường đã đưa đưa ra để giúp bản thân có các kỹ năng cơ bản phòng tránh thiên tai.
Bên cạnh đó, mọi người cũng nên theo dõi hàng ngày các thông báo, hướng dẫn phòng chống thiên tai của các cơ quan để trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản. Cùng với đó là chuẩn bị một số vận dụng cần thiết: đèn pin, pin dự phòng, thực phẩm, bình cứu hoả, túi cứu thương,…để có thể bảo vệ cho bản thân và người thân.
Các vật nặng như tủ, tivi,…hay bất cứ đồ nặng nào trong nhà nên tránh đặt cạnh giường ngủ và đường thoát hiểm để khi xảy ra động đất không gây thương thích và cản đường đi lại.
Đây là một số cách ứng phó khi động đất xảy ra, các bạn nên lưu ý để bảo vệ tốt cho bản thân và hướng dẫn cho người thân để mọi người cùng tránh nhé.
Cách thoát hiểm khi có động đất
Trong trường hợp xảy ra khi bạn đang ở trong nhà thì cách ứng phó khi xảy ra động đất đó là hãy chui xuống gầm bàn hoặc gầm giường để tránh được các vật dụng có thể rơi vào người gây thương tích không đáng có. Không nên chạy ra gần cửa sổ hay của ra vào để tránh cửa kinh chịu ảnh hưởng của rung lắc sẽ vỡ và rơi vào người.
Hãy luôn bảo vệ những phần mặt, đầu để tránh những vận dụng có thể tác động, nên giữ nguyên ở một chỗ tránh di chuyển nhiều, chờ đến khi mặt đất ngừng rung lắc hãy di chuyển để an toàn hơn.
Có một cách ứng phó khi xảy ra động đất mà được người Nhật hay rất nhiều người áp dụng khi động đất xảy ra đó là phương pháp “tam giác sự sống” đó là nếu xảy ra động đất khi các bạn ở trong nhà hãy nằm xuống bên cạnh các vật như bàn, giường,…để khi không may tường nhà có đổ xuống thì sẽ đè lê các vật vày tạo khoảng trống ngay bên cạnh và các bạn có thể an toàn trong đó. Đây chính là cách ứng phó khi xảy ra động đất.
Ngược lại nếu ở ngoài trời thì hãy tránh xa các toà nhà cao và các đường dây dẫn điện, hãy tìm những chỗ đứng an toàn, nếu gần biển thì hãy tránh càng xa càng tốt vì động đất thì ở biển sẽ thường xảy ra những cơn sóng thần.
Sau khi xảy ra động đất
Sau mỗi trận động đất, các bạn nên kiểm tra xem bản thân và những người xung quan có bị thương gì không để sơ cứu kịp thời. Tránh xa các toà nhà cao tầng vì có thể dư chấn động đất vẫn còn có thể đổ bất cứ lúc nào.
Nếu trong trường hợp bạn đang còn ở trường hoặc ở trong nhà mà đường dây điện, khi ga hở, các bạn ngửi thấy mùi thì hãy lập tức đi tháo các cầu trì, tắt van ga, cầu dao điện và nhanh chóng báo cho cơ quan cứu hộ để có phương án kịp thời.
Lưu ý không nên sử dụng các phương tiện di chuyển, trừ trường hợp khẩn cấp, luôn mang trong mình thiết bị liên lạc như radio để cập nhập thông tin, sử dụng đèn pin để kiểm tra và đi lại.
Trên đây là những lưu ý và cách ứng phó khi xảy ra động đất ở Nhật, các bạn đang và chuẩn bị sang Nhật du học và làm việc nên chú ý để bảo vệ bản thân nhé!
Tìm hiểu tiếng Nhật cùng Đông Du Hà Nội
Xin chào các bạn!
Mình là Nguyễn Ngọc Hà, 32 tuổi. Mình là chuyên viên tư vấn du học Nhật Bản, mình có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản và đưa du học sinh sang Nhật.
Mình may mắn được có kinh nghiệm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hơn 5 năm, mình rất sẵn lòng chia sẻ kiến thức du học và kinh nghiệm du học Nhật Bản đến với các bạn trong bài viết này!