LỄ HỘI OBON NHẬT BẢN THÁNG 8
- Posted by Nguyễn Ngọc Hà
- Categories Tin tức
- Date Tháng tám 14, 2024
- Comments 0 comment
- Tags
Vào tháng 8 ở Nhật sẽ có rất nhiều lễ hội để chào đón tháng 8 – mùa nóng ở Nhật. Và một lễ hội nổi tiếng ở Nhật vào tháng 8 đó là lễ hội Obon – một lễ hội truyền thống của người dân Nhật. Vậy lễ hội Obon là lễ hội gì? Hãy cùng tìm hiểu cùng Đông Du Hà Nội dưới bài viết này nhé!
Tìm hiểu lễ hội Obon
Lễ hội Obon là sự kiện truyền thống ở Nhật Bản được lưu truyền từ rất lâu năm về trước. Nguồn gốc lễ hội được bắt đầu từ câu chuyện trong đoạn kinh Mục Liên muốn cứu mẹ ra khỏi địa ngục nên đã lên hỏi Phật tổ. Và như trong kinh nói chỉ cần cúng dưỡng nhiều thì sẽ cứu được, và ông đã thực hiện và cứu được mẹ mình ra.
Chính vì thế, người Nhật đã được nghe và lưu truyền đoạn kinh nên khi đến ngày nay người dân nơi đây có phong tục viếng mộ để cầu mong cho người đã khuất là tổ tiên khi đến thế giới bên kia an lạc và bình yên.
Lễ hội Obon được tố chức theo 2 kiểu khác, đó là lên Obon cũ (Kyubon) thì được tổ chức vào giữa tháng 8 còn lễ Obon mới (Shinbon) sẽ được tổ chức vào tháng 7. Đa phần, người dân Nhật Bản sẽ tổ chức lễ hội Obon vào tháng 7, chỉ riêng một số vùng ở Tokyo thì sẽ tổ chức lễ Obon mới.
Những điểm đặc trưng trong lễ hội Obon
Đón và tiễn linh hồn trong lễ hội Obon
Cũng giống như ở Việt Nam, lễ hội Obon ở Nhật Bản được xem như lễ hội vu lan là ngày người dân Nhật sẽ đón các linh hồn tổ tiên về và tiễn các linh hồn quay lại âm phủ. Theo lịch là ngày 15 diễn ra lễ hội nhưng thường vào ngày 13 các gia đình sẽ đốt đuốc để soi sáng các linh hồn trở về nhà.
Và ngày 14,15 thì linh hồn sẽ ngự ở lại nhà và được người nhà dâng cúng đồ và thường đó là các món ăn truyền thống. Ngày 16 sẽ là ngày tiễn các linh hồn trở về âm phủ, các gia đình sẽ dân bánh Okuridango để làm lễ tiễn linh hồn và cũng như ngày 13 các gia đình cũng sẽ đốt đuốc để soi đường cho các linh hồn.
Lễ dâng lửa soi đường cho linh hồn
Dâng lửa soi đường là thủ tục không thể thiếu trong lễ hội Obon ở mỗi gia đình. Lễ dâng lửa là hình thức đốt đuốc để treo trước cổng nhà để soi sáng cho các linh hồn trở về nhà.
Bên cạnh đó, còn có một số vùng tổ chức lễ dâng lửa quy mô lớn như ở vùng Kyoto, ở đây mỗi năm vào ngày 13 sẽ đốt 5 đám lửa lớn tượng trưng cho ngày lễ dâng lửa và điều đặc biệt là mỗi đám lửa sẽ được đốt tượng trưng cho một chữ, người dân sẽ chọn các sườn núi để đốt và tạo thành dòng chữ lớn đó là các chữ: Đại, Diệu, Pháp, Thuyền (trong đó sẽ có 2 chứ Đại)
Bon Odori – điệu múa của lễ hội Obon
Mặc dù là lễ vu lan nhưng vào ngày Obon sẽ không thiếu những điệu nhảy truyền thống- điệu múa có tên là Bon Odori. Rất nhiều nơi tổ chức lễ hội Obon theo quy mô lớn, theo truyền thuyết lâu năm khi Mokuren biết được linh hồn của mẹ đã được siêu thoát tới vùng an lạc và bình yên, ông vui mừng và nhảy múa và từ khi đó điệu nhảy Bon Odori xuất hiện và lưu truyền đến ngày này. Chính vì thế, điệu nhảy này là điệu nhảy truyền thống xuất hiện trong lễ hội Obon
Nhiều hoạt động sôi nổi được tổ chức trong ngày lễ Obon
Cũng như các lễ hội khác, thì lễ hội Obon cùng được tổ chức và xem như một lễ hội lớn trong năm ở Nhật Bản bởi vậy trong lễ hội cũng được tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi kèm theo các trò chơi dân gian hấp dẫn và người dân Nhật cũng rất sôi nổi tham gia các hoạt động hưởng ứng ngày lễ Obon đúng nghĩa.
Và đặc biệt, trong lễ hội loại quả tượng trưng và được sử dụng nhiều đó là quả dưa hấu, có thể là sử dụng để bày bàn cúng, ăn hoặc trong các trò chơi dưa hấu sẽ là đạo cũ hỗ trợ để trang trí các trò chơi để phục vụ mọi người.
Nghi thức thả thuyền giấy trong lễ hội Obon
Nghi thức thả thuyền được xem là nghi lễ kết thúc lễ hội, vào ngày này người dân sẽ có những chiếc thuyền giấy nhỏ bên trong được thắp nến và thả xuống sông nhằm mục đích tiễn các linh hồn trở về, cũng như ở Việt Nam sẽ có ngày lễ hoa đăng cũng là được thắp nến vào rồi thả xuống sông nhưng khác ý nghĩa.
Ở Nhật nghi lễ này có ý nghĩa về lòng hiếu thảo và được truyền qua nhiêu đời vậy nên người dân Nhật Bản rất coi trong lễ hội này. Đây cũng được xem là một trong những lễ hội lớn ở Nhật Bản.
Tìm hiểu tiếng Nhật cùng Đông Du Hà Nội
Xin chào các bạn!
Mình là Nguyễn Ngọc Hà, 32 tuổi. Mình là chuyên viên tư vấn du học Nhật Bản, mình có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản và đưa du học sinh sang Nhật.
Mình may mắn được có kinh nghiệm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hơn 5 năm, mình rất sẵn lòng chia sẻ kiến thức du học và kinh nghiệm du học Nhật Bản đến với các bạn trong bài viết này!